Lễ Vu Lan báo hiếu

Lễ Vu Lan là một trong những lễ trọng của Phật giáo Việt Nam, có ý nghĩa đặc biệt trong đời sống tinh thần của người Việt Nam nói chung và của Phật tử Việt Nam nói riêng.Ngày lễ Vu Lan được xem là ngày Cha Mẹ. Phật tử đọc kinh Báo Ân cha mẹ, nghe sư tăng bề trên thuyết giảng về hiếu hạnh, bổn phận của con cái, cầu chúc cho ông bà, cha mẹ được bình an. Mùa Vu Lan trở thành mùa Báo Hiếu của con cái đối với cha mẹ. Lễ Vu Lan – Báo hiếu góp phần khẳng định giá trị nhân văn truyền thống của dân tộc: Đạo Hiếu, Đạo làm Người.

Continue ReadingLễ Vu Lan báo hiếu

Hòa quang đồng trần: Từ Lão Tử, Trần Nhân Tông đến ngoại giao cây tre Việt Nam hiện nay

Tương lai không chỉ là những gì chưa diễn ra mà còn bao gồm những ảnh hưởng của quá khứ lên hiện tại. Lão Tử, với triết lý “hòa quang đồng trần,” có ảnh hưởng sâu sắc xuyên suốt lịch sử. Theo Lão Tử, “Đạo” tác động đến mọi thứ trong vũ trụ nhưng không can thiệp, cho phép vạn vật tự phát triển. Triết lý này được Trần Nhân Tông kế thừa, kết hợp với Phật giáo và tinh thần Việt Nam, tạo nên sự hài hòa giữa trách nhiệm cá nhân và xã hội. Tư tưởng “hòa quang đồng trần” thể hiện rõ trong triết lý ngoại giao cây tre của Việt Nam: vững chắc nhưng uyển chuyển. Việt Nam kiên định về nguyên tắc, tôn trọng sự độc lập và lợi ích của mọi quốc gia, đồng thời sẵn sàng làm bạn với tất cả các nước. Mặc dù có cạnh tranh và xung đột, Việt Nam luôn đề cao “đại nghĩa” trong ứng xử. Việt Nam tích cực tham gia các diễn đàn quốc tế, đóng góp vào giải quyết các vấn đề toàn cầu như biến đổi khí hậu và phát triển bền vững, xây dựng một tương lai mà mọi quốc gia đều phát triển độc lập và tự tại.

Continue ReadingHòa quang đồng trần: Từ Lão Tử, Trần Nhân Tông đến ngoại giao cây tre Việt Nam hiện nay

Những vấn đề đặt ra đối với việc cần hiết vận dung triết lý giáo dục Hồ Chí Minh trong giáo dục và đào tạo ở Đồng bằng sông Cửu Long

Sự nghiệp giáo dục và đào tạo (GD & ĐT) đóng một vai trò đặc biệt quan trọng trong công cuộc đổi mới hiện nay của cả nước nói chung và sự phát triển của vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) nói riêng. GD & ĐT không chỉ là nền tảng của sự phát triển cho mỗi cá nhân mà còn là yếu tố tiên quyết cho sự tiến bộ và phát triển phồn vinh của đất nước. Điều đó đã được khẳng định và đúc kết trong triết lý giáo dục của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Bài viết này, nhằm đánh giá những vấn đề đặt ra đối với việc vận dụng sáng tạo, triết lý giáo dục Hồ Chí Minh trong GD & ĐT ở ĐBSCL hiện nay.

Continue ReadingNhững vấn đề đặt ra đối với việc cần hiết vận dung triết lý giáo dục Hồ Chí Minh trong giáo dục và đào tạo ở Đồng bằng sông Cửu Long

Tư tưởng chiến lược giáo dục của Đặng Tiểu Bình

Từ khi thực hiện cải cách mở cửa đến nay, Trung Quốc phải đối mặt với tình hình trong nước và quốc tế biến động không ngừng, ngày càng phức tạp, Đặng Tiểu Bình đẩy mạnh cải cách mở cửa và chọn mặt trận giáo dục là khâu đột phá, thúc đẩy cải cách, mở cửa. Tư tưởng chiến lược giáo dục của Đặng Tiểu Bình là cách gọi chung cho những chủ trương và quan điểm khoa học của ông về các vấn đề giáo dục xã hội chủ nghĩa, nó cũng là một bộ phận không thể tách rời trong lý thuyết xây dựng chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc của ông. Thực tế, Đặng Tiểu Bình đã vận dụng những nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác và tư tưởng Mao Trạch Đông để đưa ra những quyết sách mang tính khoa học và sáng tạo về nhiều vấn đề lớn trong giáo dục, đặt nền móng cho cải cách, phát triển giáo dục Trung Quốc trong suốt hơn 45 năm thực hiện cải cách, mở cửa đến nay.

Continue ReadingTư tưởng chiến lược giáo dục của Đặng Tiểu Bình

Những chỉ dẫn của chủ tịch Hồ Chí Minh về tự học, học tập suốt đời và sự vận dụng của Đảng ta

Bài viết khẳng định: “tự học” và “học tập suốt đời” là một trong những nội dung cơ bản trong tư tưởng giáo dục của Hồ Chí Minh và chính Người là hiện thân, là tấm gương sáng về tinh thần chịu khó, không lùi bước trước bất kỳ khó khăn nào để tự học, để tự vươn lên trong cuộc sống. Những chỉ dẫn quý báu của Người về “tự học” và “học tập suốt đời” là nền tảng tư tưởng để Đảng và Nhà nước ta xây dựng xã hội học tập, học tập suốt đời.

Continue ReadingNhững chỉ dẫn của chủ tịch Hồ Chí Minh về tự học, học tập suốt đời và sự vận dụng của Đảng ta

Nghiên cứu vận dụng sáng tạo tư tưởng Hồ Chí Minh góp phần quan trọng trong bảo vệ, phát triển chủ nghĩa Mác-Lênin giai đoạn hiện nay

Hồ Chí Minh có quan điểm độc lập và sáng tạo trong nghiên cứu học thuyết cách mạng và khoa học của các nhà kinh điển để vận dụng, phát triển sáng tạo vào thực tiễn cách mạng Việt Nam. Quan điểm này của Người là bài học lớn cho chúng ta ngày nay trong việc nghiên cứu, vận dụng sáng tạo tư tưởng Hồ Chí Minh để bảo vệ và phát triển chủ nghĩa Mác-Lênin cho phù hợp với thời đại, những gì đúng, mang tính nguyên tắc, dẫn dắt, soi đường thì chúng ta nhất định quán triệt, thực hiện nhưng những gì của thời đại ngày nay mà giai đoạn sinh thời của các nhà kinh điển chủ nghĩa Mác-Lênin và Chủ tịch Hồ Chí Minh chưa có hoặc chưa thể hiện rõ thì chúng ta cần phải nghiên cứu và bổ sung vào cho phù hợp với các quan điểm của Người, để chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh mãi là học thuyết khoa học và cách mạng. Bài viết khái quát sự cần thiết của việc nghiên cứu, vận dụng sáng tạo tư tưởng Hồ Chí Minh vào cách mạng Việt Nam là góp phần quan trọng trong việc bảo vệ và phát triển chủ nghĩa Mác - Lênin trong giai đoạn hiện nay.

Continue ReadingNghiên cứu vận dụng sáng tạo tư tưởng Hồ Chí Minh góp phần quan trọng trong bảo vệ, phát triển chủ nghĩa Mác-Lênin giai đoạn hiện nay

Xây dựng, phát huy vai trò của vốn văn hóa trong thực hiện mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”

Đại hội XIII của Đảng đã khẳng định việc tiếp tục thực hiện hệ mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” như là một đặc trưng quan trọng của xã hội xã hội chủ nghĩa mà Việt Nam đang xây dựng. Để thực hiện thành công hệ mục tiêu này, cần nhiều nguồn vốn, trong đó, vốn văn hóa có vai trò quan trọng, bởi đây là nguồn vốn nội sinh bền vững, dễ tái tạo, tích lũy và kế thừa; bảo đảm tính hài hòa trong thực hiện hệ mục tiêu trên. Vì thế, xây dựng và phát huy vốn văn hóa nhằm thực hiện thành công hệ mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” là nhiệm vụ cần thiết ở nước ta hiện nay.

Continue ReadingXây dựng, phát huy vai trò của vốn văn hóa trong thực hiện mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”
Read more about the article Thúc đẩy phát triển bền vững đất nước theo tinh thần Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng
Bế mạc Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII

Thúc đẩy phát triển bền vững đất nước theo tinh thần Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng

Phát triển bền vững và bảo đảm phát triển bền vững đã và đang trở thành xu thế bao trùm trên toàn thế giới. Quan điểm phát triển bền vững đất nước là quan điểm nhất quán, toàn diện, xuyên suốt của Đảng trong quá trình lãnh đạo sự nghiệp đổi mới, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Trên cơ sở trình bày khái lược về phát triển bền vững, bài viết tập trung phân tích quan điểm của Đảng về bảo đảm phát triển bền vững và luận giải một số giải pháp có tính định hướng nhằm thúc đẩy phát triển bền vững đất nước theo tinh thần Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng.

Continue ReadingThúc đẩy phát triển bền vững đất nước theo tinh thần Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng

Đại hội Triết học Thế giới lần thứ XXV

Kể từ ngày 1 đến ngày 8 tháng 8 năm 2024, Đại hội Triết học Thế giới lần thứ XXV diễn ra tại Rome, Ý. Đến dự Đại hội, ngoài các đại diện của các hội và các thành viên của Liên đoàn quốc tế các hội triết học (FISP), còn có khoảng 4000 những người nghiên cứu và giảng dạy triết học, các sinh viên triết học thuộc các châu lục trên thế giới.

Continue ReadingĐại hội Triết học Thế giới lần thứ XXV

Công bố quyết định thành lập chi hội Triết học cơ sở khu vực Miền Trung – Tây Nguyên

Tham dự và chủ trì tại buổi lễ có GS,TS Lê Hữu Nghĩa, nguyên Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, nguyên Giám đốc Học viện Chính trị quốc…

Continue ReadingCông bố quyết định thành lập chi hội Triết học cơ sở khu vực Miền Trung – Tây Nguyên