Công bố quyết định thành lập chi hội Triết học cơ sở khu vực Miền Trung – Tây Nguyên

Yolo24h.vn

Trang thông tin điện tử tổng hợp

Tham dự và chủ trì tại buổi lễ có GS,TS Lê Hữu Nghĩa, nguyên Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, nguyên Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội Triết học Việt Nam; GS,TS Phạm Văn Đức, nguyên Phó Chủ tịch Viện Hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam, Phó Chủ tịch Thường trực Hội Triết học Việt Nam. Về phía lãnh đạo Học viện Chính trị khu vực III, có PGS,TS Đoàn Triệu Long, Bí thư Đảng uỷ, Giám đốc Học viện, Ủy viên Hội đồng lý luận Trung ương; PGS,TS Lê Văn Đính, Phó Bí thư Đảng uỷ, Phó Giám đốc Học viện; cùng các đại biểu là các nhà giáo, nhà khoa học đến từ các tỉnh, thành phố khu vực miền Trung – Tây Nguyên.

Tại buổi lễ, thừa ủy quyền của Chủ tịch Hội Triết học Việt Nam, TS Vũ Mạnh Dũng, Chánh Văn phòng Hội Triết học Việt Nam đã công bố Quyết định thành lập Chi hội Triết học cơ sở khu vực miền Trung – Tây Nguyên, nhiệm kỳ 2024-2029 và công nhận Ban Chấp hành chi hội với 9 thành viên, do PGS,TS Đoàn Triệu Long, Bí thư Đảng uỷ, Giám đốc Học viện Chính trị khu vực III, làm Chi hội trưởng. Chi hội được thành lập với 22 thành viên đầu tiên là các nhà giáo, nhà khoa học đến từ Học viện Chính trị khu vực III; Trường Chính trị các tỉnh, thành khu vực miền Trung – Tây Nguyên; Đại học Đà Nẵng, Đại học Huế, Đại học Quy Nhơn…

Toàn cảnh buổi lễ.

Ban Chấp hành Chi hội Triết học cơ sở khu vực miền Trung – Tây Nguyên ra mắt tại buổi lễ.

Trao Quyết định và phát biểu tại buổi lễ, GS,TS Phạm Văn Đức, Phó Chủ tịch Thường trực Hội Triết học Việt Nam chúc mừng Chi hội Triết học cơ sở khu vực miền Trung – Tây Nguyên, đây là Chi hội Triết học thứ tám thuộc Hội Triết học Việt Nam được thành lập. Đồng chí nhấn mạnh về vai trò, trách nhiệm quan trọng của Chi hội là cùng với Hội Triết học Việt Nam nghiên cứu khoa học, tư vấn chính sách, phối hợp các cơ quan có thẩm quyền trong đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực có tri thức và tư duy triết học cao. Đồng thời, GS,TS Phạm Văn Đức đề nghị hoạt động của Chi hội Triết học cơ sở khu vực miền Trung – Tây Nguyên phải tuân thủ theo Điều lệ Hội Triết học; chú trọng đến các nhiệm vụ trọng tâm về bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của hội viên; hỗ trợ hội viên trong hoạt động nghề nghiệp, nâng cao chất lượng, hiệu quả trong nghiên cứu và giảng dạy Triết học thông qua các chương trình bồi dưỡng, tọa đàm trao đổi chuyên môn, hội thảo khoa học.

Thay mặt Ban Chấp hành Chi hội Triết học cơ sở khu vực miền Trung – Tây Nguyên, PGS,TS Đoàn Triệu Long, Bí thư Đảng ủy, Giám đốc Học viện Chính trị khu vực III gửi lời cảm ơn và mong tiếp tục nhận được sự quan tâm, chỉ đạo sát sao của Trung ương Hội Triết học Việt Nam; đồng thời, PGS,TS Đoàn Triệu Long bày tỏ niềm vinh dự khi được bầu làm Chi hội trưởng và hứa sẽ nỗ lực phấn đấu, đoàn kết, đồng lòng, cùng với các thành viên Ban Chấp hành lãnh đạo Chi hội hoạt động đúng tôn chỉ, mục đích và thực hiện đầy đủ các nội dung, chủ đề của Hội Triết học Việt Nam đề ra.

Tại buổi lễ, Chi hội Triết học cơ sở khu vực miền Trung – Tây Nguyên đã thông qua kế hoạch, chương trình hoạt động nhằm tăng cường sự đoàn kết, tập hợp rộng rãi các nhà khoa học, giảng viên Triết học đã và đang công tác tại khu vực miền Trung – Tây Nguyên để trao đổi, học hỏi lẫn nhau về chuyên môn. Chi hội cũng sẽ chủ động liên hệ với các Học viện, các nhà trường, Ban Tuyên giáo các địa phương để chia sẻ các tài liệu, trao đổi kinh nghiệm, hỗ trợ và giúp đỡ lẫn nhau, nâng cao hiệu quả hoạt động của công tác nghiên cứu, giảng dạy Triết học, góp phần vào công cuộc bảo vệ, xây dựng và phát triển đất nước.

Tại buổi lễ, Chi hội Triết học cơ sở khu vực miền Trung – Tây Nguyên đã thông qua kế hoạch, chương trình hoạt động nhằm tăng cường sự đoàn kết, tập hợp rộng rãi các nhà khoa học, giảng viên Triết học đã và đang công tác tại khu vực miền Trung – Tây Nguyên để trao đổi, học hỏi lẫn nhau về chuyên môn. Chi hội cũng sẽ chủ động liên hệ với các Học viện, các nhà trường, Ban Tuyên giáo các địa phương để chia sẻ các tài liệu, trao đổi kinh nghiệm, hỗ trợ và giúp đỡ lẫn nhau, nâng cao hiệu quả hoạt động của công tác nghiên cứu, giảng dạy Triết học, góp phần vào công cuộc bảo vệ, xây dựng và phát triển đất nước.

Bài liên quan

Bài đăng mới